Blog

Trung tâm thiết bị trợ thính Stella là nơi mang lại niềm vui sống cho người khiếm thính. Thiết bị trợ thính Stella luôn cập nhật các bài viết mới về bệnh khiếm thính

Tình trạng điếc nặng và máy trợ thính cho người điếc nặng

Tình trạng điếc nặng và điếc sâu ở trẻ em và người lớn thường có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong khoảng 70% những người đang sử dụng máy trợ thính để đối phó với tình trạng suy giảm thính lực, độ suy giảm ở mức từ nhẹ đến trung bình. Những người này gặp khó khăn khi tiếp nhận âm thanh có cường độ từ 25 đến 60 đề-xi-ben (dB). 30% còn lại là trường hợp điếc nặng và điếc sâu, những người cần đến sự trợ giúp của máy trợ thính dành cho người điếc nặng và điếc sâu.

TÌNH TRẠNG ĐIẾC NẶNG - ĐIẾC S U VÀ VIỆC LỰA CH

Thế nào là điếc nặng và điếc sâu?

Suy giảm thính lực là vấn đề về sức khỏe khá phổ biễn, nhưng mỗi cá nhân mắc phải tình trạng này lại hiếm khi có điểm chung nào. Có rất nhiều dạng suy giảm thính lực khác nhau – và một trong những cách phân loại thường gặp dựa trên mức độ suy giảm khả năng nghe. Trong khoảng 70% những người đang sử dụng máy trợ thính để đối phó với tình trạng suy giảm thính lực, độ suy giảm ở mức từ nhẹ đến trung bình. Những người này gặp khó khăn khi tiếp nhận âm thanh có cường độ từ 25 đến 60 đề-xi-ben (dB). 30% còn lại là trường hợp điếc nặng và điếc sâu, những người cần đến sự trợ giúp của máy trợ thính dành cho người điếc nặng và điếc sâu.

Như đã đề cập ở trên, khoảng 30% những người mắc phải chứng suy giảm thính lực là người điếc nặng và điếc sâu. Đối với người điếc nặng, những âm thanh có cường độ dưới 60 dB trở nên cực kỳ khó nghe. Không may thay, hầu hết những cuộc hội thoại thông thường lại rơi vào khoảng 60 dB và do vậy, những người bị điếc nặng cần có những thiết bị khuếch đại âm thanh cường độ lớn hơn. Trong khi đó, những người điếc sâu lại gặp nhiều khó khăn trong việc nghe âm thanh có cường độ dưới 80 dB. Cần biết rằng, một chiếc máy cắt cỏ khi hoạt động tạo ra âm thanh ở mức 90 dB. Như vậy có thể thấy, việc nhận thức và hiểu được những cuộc nói chuyện thông thường cũng như hầu hết âm thanh trong đời sống hàng ngày đối với người điếc nặng và điếc sâu là điều không tưởng.

Những người điếc nặng và điếc sâu thường than phiền rằng, họ có thể nghe được âm thanh nhưng lại không thể hiểu chúng. May mắn thay, hiện nay đã có nhiều loại máy trợ thính cho người điếc nặng và điếc sâu đối phó được với những thách thức của tình trạng suy giảm thính lực này.

TÌNH TRẠNG ĐIẾC NẶNG - ĐIẾC S U VÀ VIỆC LỰA CH

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy giảm thính lực từ nhẹ đến nặng

Quá trình nghe phụ thuộc rất nhiều vào các dây thần kinh siêu nhỏ gọi là “tế bào lông” hay “tế bào tóc” (tên gọi này bắt nguồn từ hình dạng và cấu trúc bề mặt), thường thấy trong ốc tai ở tai trong. Có hai dạng tế bào lông – tế bào lông tai trong và tế bào lông tai ngoài. Tế bào lông tai trong có nhiệm vụ phân loại và truyền đi những tần số khác nhau, hoặc những âm thanh cường độ khác nhau, trong khi tế bào lông tai ngoài đóng vai trò tăng khả năng truyền đi những âm nhỏ và nhẹ.

Những người mắc phải tình trạng suy giảm thính lực mức độ nhẹ đến trung bình thường mất đi các tế bào lông tai ngoài và do đó, gặp khó khăn trong việc hiểu những câu nói nhỏ, nhẹ, chẳng hạn như giọng phụ nữ hoặc trẻ em.

Điếc nặng là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Do mất đi tế bào lông ở cả tai trong và tai ngoài, những người mắc phải tình trạng này cũng mất đi khả năng phân biệt âm thanh thuộc các cao độ khác nhau. Điều đó càng làm tăng thêm sự khó khăn đối với quá trình nghe, mà biểu hiện thường gặp nhất là nghe được nhưng không hiểu được.

Lão thính cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng điếc nặng điếc sâu.

TÌNH TRẠNG ĐIẾC NẶNG - ĐIẾC S U VÀ VIỆC LỰA CH

Đối phó với tình trạng điếc nặng và điếc sâu

Để biết mình có thật sự rơi vào tình trạng điếc nặng và điếc sâu hay không, bạn cần được chẩn đoán bởi một chuyên viên thính học có kinh nghiệm. Nếu có, việc sử dụng máy trợ thính cũng không thể khôi phục hoàn toàn khả năng nghe tự nhiên, nhưng có thể là một sự hỗ trợ rất lớn. Chuyên viên thính học có thể tiến hành kiểm tra thính lực và làm việc với bạn để lựa chọn thiết bị nghe có những tính năng và đặc điểm phù hợp nhất. Về cơ bản, máy trợ thính nằm sau tai (Behind-the-Ear – BTE) thường là lựa chọn tiêu chuẩn đối với người điếc nặng và điếc sau vì loại máy này có cường độ khuếch đại âm thanh lớn hơn.

Máy trợ thính kỹ thuật số thường giúp chúng ta hiểu được môi trường âm thanh tổng thể và từ động khuếch đại âm thanh sao cho phù hợp. Việc sử dụng điện thoại di động cũng cần sự hỗ trợ bổ sung, và thường thì những người điếc sâu phụ thuộc nhiều vào việc đọc khẩu hình miệng và ngôn ngữ ký hiệu.

Nếu nghi ngờ mình mắc chứng suy giảm thính lực, hãy hỏi ý kiến của chuyên viên thính học để xác định phương thức điều trị phù hợp nhất.

TÌNH TRẠNG ĐIẾC NẶNG - ĐIẾC S U VÀ VIỆC LỰA CH

Nguyên tắc lựa chọn máy trợ thính cho người điếc nặng và điếc sâu

Điều quan trọng nhất mà một chiếc máy trợ thính cần mang đến cho người điếc nặng và điếc sâu, đó là khả năng nghe mà không gặp vấn đề về việc âm thanh bị bóp méo hay dội ngược.

Nhiều người bị điếc nặng và điếc sâu thường có khả năng nhận thức và phân biệt kém trong giao tiếp. Họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của máy trợ thính để nhận biết âm thanh xung quanh. Điều quan trọng là thiết bị này phải giúp người sử dụng nhận biết xuyên suốt chuỗi tần số âm thanh, bởi vì nhiều người điếc nặng và điếc sâu vẫn có khả năng phát hiện một vài tần số âm thanh tốt hơn những người khác.

Để giao tiếp hiệu quả hơn, đã số những người mắc chứng điếc nặng và điếc sâu cần sử dụng hệ thống điều biến tần số hoặc thiết bị mi-cro điều khiển từ xa song song với máy trợ thính. Điều đó cho phép họ lọc giọng nói từ những âm thanh nền, đồng thời khắc phục được những bất lợi về khoảng cách và tiếng vang. Một chiếc máy trợ thính có tích hợp những phụ kiện như vậy là hết sức cần thiết.

Cuối cùng, do những người bị điếc nặng hoặc điếc sâu phải sử dụng máy trợ thính thường xuyên nên cần lưu tâm đến tính thoải mái và tin cậy, thể hiện thông qua thiết kế cũng như các chỉ số chống bụi và nước.

Một số điều cần lưu ý khi chọn mua máy trợ thính cho người điếc nặng và điếc sâu

Nếu bạn mắc phải tình trạng suy giảm thính lực trầm trọng, các bác sĩ sẽ khuyến nghị việc xem xét cấy ốc tai điện tử. Tuy nhiên, không phải người mắc chứng điếc nặng nào cũng thích hợp và lựa chọn cấy ốc tai. Khi đó máy trợ thính có vẻ là lựa chọn phù hợp hơn cả.

Đối với người điếc nặng hoặc điếc sâu, máy trợ thính chỉ giới hạn trong hai dạng là máy trợ thính gắn sau tai và máy trợ thính đặt trong ống tai. Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền lựa chọn mức độ và hiệu suất làm việc của máy trợ thính.

Chất lượng ấm thanh, đặc biệt trong những môi trường nhiều tiếng ồn, sẽ cao hơn đối với những sản phẩm có hiệu suất làm việc cao, đồng nghĩa với giá cả cũng đắt đỏ hơn, do đó bạn cũng cần cân nhắc túi tiền và nhu cầu sử dụng để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Núm tai được thiết kế riêng là điều tối cần đối với người bị điếc nặng hoặc điếc sâu. Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng máy trợ thính, cần phải trang bị thêm núm tai phù hợp để ngăn chặn tiếng vang.

“Núm tai được thiết kế riêng là điều tối cần đối với người bị điếc nặng hoặc điếc sâu. “

Việc sử dụng máy trợ thính hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tách lời nói, đặc biệt trong môi trường nhiều tiếng ồn. Ngay cả loại máy trợ thính tốt nhất cũng không thể giúp bạn khắc phục khó khăn trong giao tiếp nếu thiếu đi những hỗ trợ khác.

Những người bị điếc nặng hoặc điếc sâu cần sử dụng một số phụ kiện phụ trợ không dây khác song song với máy trợ thính. Hệ thống điều biến tần số, mi-cro điều khiển từ xa, cuộn dây cảm ứng, TV và điện thoại tích hợp thiết bị thu phát được thiết kế để gia tăng khả năng nghe trong những điều kiện khó khăn. Hãy đảm bảo bạn đã tham vấn ý kiến của chuyên viên thính học về việc sử dụng những phụ kiện đó trước khi mua máy trợ thính để đưa ra lựa chọn tương thích.

 

Coi thêm tại : Tình trạng điếc nặng và máy trợ thính cho người điếc nặng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét